6 Yếu Tố Để Content Viral – Học Từ “Hiệu Ứng Lan Truyền

6 Yếu Tố Để Content Viral – Học Từ “Hiệu Ứng Lan Truyền
[6 Yếu Tố Để Content Viral] Mình đọc được bài viết này hay quá. Chia sẻ cùng với mọi người luôn nhé.

 

1. Sự công nhận xã hội (Social Currency)


Con người ta luôn có nhu cầu được thể hiện mình là người hiểu biết, thông minh hay thể hiện những điều thuộc về cái tôi riêng hay những giá trị sống của mình. Việc chia sẻ một thông điệp với người khác có tác dụng nâng cao giá trị của một người với những người khác hay nói cách khác là thể hiện bản thân mình là người hiểu biết, nắm bắt thời cuộc. Đây chính là động lực cơ bản thúc đẩy mọi người chia sẻ thông tin.

2. Liên tưởng (Trigger)


Liên kết là cách hoạt động chủ yếu của não bộ con người. Điều này có ý nghĩa rằng, để một thông tin mới đi vào đầu mỗi người một cách dễ dàng thì thông tin đó phải liên kết được với những thông tin cũ đã tồn tại sẵn trong đầu họ. Hay nói cách khác, thông điệp mới phải kích hoạt con người nghĩ về những điều khác thú vị hơn.
Ví dụ, nếu bạn để ý thì có thể thấy trên lon Coca Cola có dòng chữ ” Giải lao rồi Coca Cola thôi”, đây là một nỗ lực của Coca Cola để khiến giới trẻ Việt Nam liên tưởng đến Coca Cola mỗi khi đến giờ nghỉ giải lao.

3. Cảm xúc: (Emotion):


Điều con người thật sự chia sẻ với nhau không phải là thông tin mà là cảm xúc của chính họ. Cảm xúc là động lực thôi thúc họ chia sẻ, họ muốn người khác cũng cảm nhận được những cảm xúc mà họ đã trải qua, vì thế mà đỉnh cao của chia sẻ chính là sự đồng cảm. Cảm xúc có 2 loại là tích cực (hài lòng, vui vẻ, hạnh phúc,…) và tiêu cực (khó chịu, giận dữ, tuyệt vọng,…). Không cần biết một người đang trong cảm xúc tích cực hay tiêu cực, chỉ cần người đó đạt tới được thái cực cảm xúc của một trong hai loại, thì khả năng họ chia sẻ cảm xúc là rất cao dù là người sống khép kín đi chăng nữa.

4. Công chúng hoá (Public):


Con người không sống riêng lẻ mà theo bầy đàn, con người luôn muốn là một thành phần của xã hội, và để trở thành một phần của xã hội thì họ phải có những hành động giống nhau. Hay nói cách khác là tâm lí đám đông. Con người có xu hướng bắt chước theo những hành động của người khác mặc dù chưa thật sự hiểu rõ ý nghĩa của hành động đó là gì
Có thể sau bài hit “Sau tất cả”, Erik không nghĩ rằng mình đã tạo ra một trào lưu trên mạng xã hội khi bất cứ status nào cũng có thể gắn tên bài hit này vào cả. Bạn thử vào facebook và search hashtag #sautatca và xem kết quả nhé.

5. Giá trị thực tế:


Con người luôn mong muốn làm điều có ý nghĩa, thông tin họ chia sẻ cần phải mang lại một giá trị nào đó cho người nhận hay ít nhất là một sự thỏa mãn trong bản thân họ. Có hai loại thông tin chủ yếu thường được chia sẻ là thông tin giải trí và thông tin mang lại lợi ích.

6. Câu chuyện (Stories)

Một khái niệm không còn xa lạ với người làm Marketing ngày nay nữa. Chúng ta không thể vào bô lô ba la hàng chúng ta tốt thế nào được. Thay vào đó hãy kể một câu chuyện mà họ muốn nghe. Câu chuyện là chất xúc tác truyền cảm hứng cho thông điệp chạm đến trái tim con người. Marketers cần có một câu chuyện để kể về thương hiệu của mình và khán giả cũng cần một câu chuyện để khắc ghi. Vì thế, câu chuyện càng liên quan đến thương hiệu thì sẽ càng được người xem đón nhận và ghi nhớ.


1 Nhận xét

Nhận xét